Tiến hành quy trình bảo dưỡng hệ thống pccc an toàn, đạt chuẩn phải tốn rất nhiều nhân lực, thời gian và chi phí. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ chi tiết về quy trình bảo trì hệ thống PCCC.
Đối với hệ thống báo cháy tự động
Thông tư số 17/2021/TT-BCA có quy định: Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm hai lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Cũng theo TCVN 3890-2009 về phương tiện PCCC cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng cũng nêu rất rõ “việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống”
III. Kiểm tra hệ thống phòng cháy, báo cháy:
1. Kiểm tra tủ trung tâm điều khiển: kiểm tra đèn báo lỗi trong tủ điều khiển, màn hình bàn phím phụ không ko còn và tất cả các đèn đang vào vị trí hoạt động ổn định.
2. Kiểm tra nguồn AC: Cắt nguồn điện xoay chiều cấp nguồn, kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển
3. Kiểm tra Ắc quy: Đo kiểm tra công suất ắc quy có đủ điện cung cấp nguồn khi cúp điện hay không.
4. Kiểm tra đèn báo: Kiểm tra trạng thái đèn báo của các Zone trên tủ, màn hình bàn phím phụ
5. Kiểm tra hệ thống báo khẩn: Kiểm tra đầu cảm biến (beam, khói, nhiệt) nút nhấn khẩn, chuông (còi) báo cháy,
6. Kiểm tra thiết bị cảm biến khói: sử dụng thiết bị tạo khói để thử cảm biến khói, thay mới khi hư hỏng
7. Kiểm tra thiết bị cảm biến nhiệt: sử dụng thiết bị tạo nhiệt hơ đầu cảm biến nhiệt để thử, thay thế khi hư hỏng hoặc thiết bị hoạt động không bình thường
8. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các đầu báo, bàn phím phụ, chuông(còi), tủ trung tâm. Mở nắp của các đầu báo để lau chùi, vệ sinh sạch bụi các cảm biến, thay mới khi hư hỏng
9. Kiểm tra các đèn led trên cảm biến nhấp nháy bình thường
7. Bảo trì, bảo dưỡng đầu báo khói – báo cháy
Lắp đặt bảo trì hệ thống PCCC như vòi phun nước, đầu báo khói cần được tiến hành thường xuyên. Trang bị sẽ giúp hạn chế rủi ro tài sản và con người tại các tòa nhà.
Các bước kiểm tra hệ thống bảo trì, đầu báo khói, báo cháy:
Bước 1: chuẩn bị thang chữ A, đồng hồ điện áp, bút thử điện, chổi, khăn
Bước 2: tháo đầu khói 1 góc 30 độ
Bước 3: kiểm tra điện áp 18-24V bằng đồng hồ đo điện
Bước 4: vệ sinh thiết bị đầu khói và đầu báo cháy
8. Bảo dưỡng tủ điện của hệ thống máy bơm PCCC
Bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy đặc biệt là tủ điện cần trang bị theo quy định của bộ luật PCCC. Đối với việc bảo dưỡng tủ điện, bạn cần phải xử lý kịp thời sự cố hỏa hoạn cũng như hạn chế các thiệt hại do đám cháy gây ra. Đồng thời, nhân sự bảo dưỡng cũng cần phải chuẩn bị quy trình bảo trì hệ thống pccc theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Treo biển bảo dưỡng tại khu vực
Bước 2: Ngắt nguồn điện để an toàn khi bảo dưỡng để tiến hành mở khoá tủ và tắt Aptomat điều khiển, tắt nguồn điện cho máy bơm và Aptomat
Bước 3: Dùng bút điện thử lại đã hoàn toàn ngắt điện hay chưa
Bước 4: Dùng chổi sơn sinh toàn bộ thiết bị
Bước 5: Dùng máy hút bụi cầm tay để vệ sinh các bụi bẩn tại khu vực bảo trì
Bước 6: Kiểm tra các Role, đầu mút có bị biến dạng hay không
Bước 7: Dùng tô vít siết lại toàn bộ ốc vít các ốc trong hệ thống
Bước 8: Để dây điện gọn gàng
Bước 9: Dùng khăn lau vệ sinh sẽ xung quanh tủ
Bước 10: Điều chỉnh cho các nút điều khiển phía ngoài tủ
Bước 11: Đóng điện trở lại
Bước 12: Tháo biển cảnh báo nơi khu vực bảo trì
Mong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc quy trình bảo trì hệ thống pccc . Nếu bạn có thắc mắc hay muốn mua thiết bị pccc. Bạn hãy liên hệ ngay với bên em để được tư vấn chi tiết nhất qua số hotline: 091.929.7766 để được tư vấn chi tiết nhất.
留言列表